Giải nhiệt nội thất – tin tức nội thất mới nhất
Mùa nóng đang bắt đầu khiến cho không ít gia chủ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong ngôi nhà của mình, có rất nhiều giải pháp để giải nhiệt cho nhà từ xa đến gần, trong đó nhiều biện pháp phù hợp về vật lí kiến trúc và phong thủy nhiệt đới luôn được ưa chuộng hơn cả.
Việc giải nhiệt cho nhà ở là vô cùng quan trọng trong thiết kế nội thất, kiến trúc đồng nghĩa với giảm hòa ( bớt nóng) và tăng thủy( thêm mát) luôn cần làm theo cả nghĩa đen ( bớt nóng nực, ngăn trực xạ) lẫn nghĩa bóng ( tạo sự luân chuyển thoải mái của nội khí, giảm các va chạm xung khắc). Ngôi nhà Việt từ truyền thống đến đương đại luôn diễn ra một cuộc xong hành thú vị: vừa đón nhận Hỏa, đón nhận ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng không thể thiếu cho sự sống, đồng thời vừa tìm ra các giải pháp khắc chế Hỏa, giảm bớt những tác động xấu của Hỏa vào nơi cư ngụ.
Mái nhà, chiếc nón kì diệu: Như dân gian thường nói câu: “nhà dột từ nóc”, bởi lẽ mái nhà chịu tác động mưa nắng trực tiếp nhiều nhất, cho nên nhà nóng cũng từ…mái. Dù chọn lựa hình thức mái bằng hay mái dốc thì các vấn đề về kĩ thuật( thoát nước, chống thấm, chống nóng…) và mĩ thuật ( hài hòa, bao cảnh, hình thức kiến trúc) luôn song hành với các yếu tố về phong thủy theo nguyên tắc : hình nào thì Lý ấy, Lý nào thì Khí ấy…Tức là hình dáng bên ngoài của mái nhà tương thích nội dung bên trong, như mái che buồng thang, mái lấy sáng, mái phòng thờ, mái chòi nghỉ…đều có thể nhận thấy hình dạng và công năng từ bên ngoài cũng như cách xử lí phù hợp. Nếu làm mái chỉ vì hình thức thì dễ dẫn đến nhiều phi lí về công năng, sai lệch nội khó, lãng phí vật liệu.
Xưa nay, khi làm nhà đến lúc ” cất nóc” là xem như công trình hoàn thành cơ bản, bởi phần mái chính là ranh giới trên cùng của không gian sống bên dưới. Trên mái thuần dương, dưới mái thuần âm, ngày nóng đêm lanhk, mưa nhiều gió mạnh…khiến bộ mái đương nhiên giữ vị trí quan trọng, cần lựa chọn kĩ vật liệu và cách thức xử lí để đảm bảo khả năng ngăn chặn tác động xấu từ bên ngoài vào nhà. Hoàn thiện mái vì thế có chi phí không thua kém hoàn thiện một tầng nhà để ở nếu làm đúng và làm đủ, ví dụ chọn mái dốc lợp ngói là kéo theo hệ rui mè xà gồ đủ các lớp. hoặc đổ bê tông dán ngói dầm là đủ hết, chọn lợp tôn thì nên là loại có lớp cách âm, cách nhiệt, rồi phải có đóng tấm trần cách nhiệt nữa. Với nhà chọn cách mái bằng làm sân thượng thì cũng cần lưu ý dùng gạch chuyên chống nóng, làm sàn hai lớp, giàm lam bên trên thế nào…Vật liệu chống nóng luôn có nhiều nhất các nhóm tấm lợp, tấm trần. ” Chiếc nón” che chở cho cả ngôi nhà vì thế mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại lâu dài, đến mức những” mái đình, mái ấm” cũng đủ ý nghĩa bao trùm hình ảnh biểu tượng về nơi sinh hoạt cộng đồng, hay tổ ấm gia đình.
Mái nhà Việt Nam xưa nay làm kiểu gì thì cũng cần đảm bảo nguyên tắc về tạo hình để dẫn khí trong phong thủy, đó là: vươn rộng nhẹ nhàng, ngăn bức xạ và mưa tạt, tạo bóng đổ xuống thấp, thoát khí nóng lên cao, có khoảng thông khí dưới gầm mái. Với dạng nhà có mái dốc (thậm chí cả biệt thự cao cấp) hay được gia chủ tận dụng không gian dưới mái, tuy nhiên cần lưu ý bố trí đồ gỗ nội thất, công năng ít dùng thường xuyên như phòng thờ, kho…do đặc thì nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, Hỏa vượng, không như các nước phương Tây và phương Bắc là hàn đới lạnh khô, thủy vượng, mát mẻ hơn nên họ rất hay bố trí phòng ngủ dưới gian áp mái.